Mến gửi: Em Phạm Lê Vương Các và thế hệ trẻ ngày hôm nay - Dân Làm Báo

Mến gửi: Em Phạm Lê Vương Các và thế hệ trẻ ngày hôm nay

Lê Dủ Chân (Danlambao) - (Viết sau khi đọc "Em hãy rút hồ sơ và nghỉ học ở trường này đi" của Phạm Lê Vương Các/DLB ngày 03/09/2015)

Tôi với em chưa hề quen biết, chưa hề gặp mặt, nhưng hôm nay đọc được bài viết của em trên DLB tự nhiên tôi thấy lòng mình dâng lên một niềm thương cảm khó tả, thương cảm cho riêng cá nhân em và cho cả một thế hệ thanh niên trai trẻ hôm nay tại nước ta. Bởi vì trong bài viết của em, em có ý muốn tham khảo ý kiến của người đọc về trường hợp của cá nhân em, nên tôi xin có vài lời nói lên suy nghĩ của riêng mình để tâm sự với em và các bạn thanh niên trai trẻ hôm nay như sau:

Trước hết, nếu là tôi, tôi sẽ có lời cám ơn đến ông trưởng khoa trường đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội, vì dù sao ông ta cũng là người dám nói ra sự thật, nói ra những điều mà từ năm 1945 đến nay, từ ông Hồ Chí Minh cho đến ông Nguyễn Phú Trọng, từ những Giáo Sư, Tiến Sĩ trí thức cọng sản cho đến những đảng viên quèn, dù biết rất rỏ nhưng chưa bao giờ dám nói. Đó là:

1- “...Ai cũng có lý tưởng của riêng mình, em có lý tưởng tự do dân chủ, còn chúng tôi có lý tưởng Cộng sản. Trường này do những người Cộng sản lập ra, và sẽ đào tạo ra những con người thuộc về chế độ chính trị Cộng Sản này.” và "...Nếu không đào tạo ra những con người của chế dộ chính trị thì cũng đào tạo ra những con người để phục vụ cho chế độ chính trị..." Hai câu nói khẳng định này sẽ giúp cho cá nhân em và thế hệ trẻ hôm nay thoát khỏi những suy nghĩ mơ hồ về nền giáo dục cộng sản, nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa. Họ chỉ đào tạo ra những người phục vụ cho đảng cộng sản và nhà nước của nó chứ không phải đào tạo những người phục vụ cho tổ quốc và nhân dân Việt Nam.
Trí thức XHCN chỉ biết phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản ngoài ra Tổ Quốc và Dân Tộc không phải là mục đích của họ như họ đã từng rêu rao, tuyên truyền, lừa bịp trong 70 năm nay.

2- “Tôi biết em đi học Luật để làm gì. Dù An ninh không ép nhà trường phải cho em thôi học vì nhà trường cũng có sự độc lập riêng. Nhưng An ninh đã thông báo về trường, thì nhà trường phải…”. Qua câu nói này của ông trưởng khoa đã giúp cho em và thế hệ trẻ hôm nay đánh giá được lương tâm và nhân cách của tầng lớp trí thức XHCN, tầng lớp mà các em đang gọi bằng "thầy" ở nước ta hôm nay. Họ là ai? Họ, những con người đã bán lương tâm, nhân cách và tri thức của mình cho đảng cộng sản, cúi đầu nghe theo đảng bất chấp đúng sai, phải trái, bất kể chân lý để được đảng ban phát một chổ ngồi êm ấm trong xã hội. Như vậy, họ có xứng đáng để làm "thầy" em và thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay không? Đó là chưa nói đến trình độ tri thức của họ cần phải trắc nghiệm lại để biết họ có đủ khả năng để được làm "thầy" hay không!!

Thứ đến, nếu tôi nằm trong trường hợp của em tôi sẽ chọn một trong hai cách sau:

1- Theo lời khuyên của ba em: bỏ học vì những lý do sau đây:

- Chế độ giáo dục của cộng sản chỉ đào tạo ra những con người làm tay sai và nô bộc, hồng hơn chuyên, do đó với tư tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền, dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa em sẽ không học được gì bổ ích cho bản thân và xã hội trong tương lai. Nó chỉ có thể làm cho em lụn bại, vô cảm hay bực mình thêm thôi.

- Tầng lớp mà em gọi là "Thầy" hôm nay tại nước ta, đa số họ không đủ tư cách và trình độ để làm "Thầy" của em.

- Dù em có muốn học, cố gắng chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường nhưng chắc chắn họ sẽ không để cho em học cho đến khi thành tài, bởi vì họ biết rằng sau khi em tốt nghiệp, họ sẻ không xử dụng được em, em sẽ trở thành cái gai cần phải nhổ trong mắt của họ. Trường hợp Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung từ Pháp về nước đi bộ đội để rồi sau đó bị họ bỏ tù là kinh nghiệm em cần phải suy nghĩ.

- Xin gởi đến em hai câu thơ của tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến làm cách đây hơn 100 năm nhưng hôm nay vẫn còn giá trị thực tế.

Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.

2- Làm theo ý của em, bất luận thế nào vẫn cương quyết theo học đúng theo ước muốn của mình.

Em nói đúng, tuyên ngôn độc lập ông Hồ Chí Minh đọc tại Quảng Trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, cũng như các điều khoảng 37, 39, 40, 41 Hiến Pháp nước CHXHCNVM đã quy định không ai có quyền tước đoạt quyền mưu cầu hạnh phúc, điều kiện học tập của em.

Tuy nhiên sống dưới chế độ này, em cũng biết họ nói một đường làm một nẻo, luật là ta, ta là luật (cụ thể trước mắt là ông trưởng khoa đòi đóng cửa giải tán nguyên cả một lớp học, trong lúc nói chuyện với em), do đó một khi chọn con đường này thì em phải chuẩn bị tinh thần và nghị lực để đối phó trong tình huống xấu nhất.

Tin chắc rằng họ (đảng ủy nhà trường) sẽ tìm đủ mọi cách, kể cả dùng vũ lực hay những mưu mô bỉ ổi, xảo quyệt để đẩy em ra khỏi trường. Trong trường hợp này em phải nhanh chóng đánh động dư luận để được các tổ chức đấu tranh nhân quyền trong nước và ngoài nước cũng như trên quốc tế bảo vệ, giúp đở cho em được tiếp tục học hành trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Thư ngắn, tình dài chúc em vui khỏe và có đủ sáng suốt để chọn con đường đúng cho tương lai của mình.

Thân mến

03 tháng 09 năm 2015



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo